Hàm đếm có điều kiện countif, countifs được sử dụng khá phổ biến khi làm việc trong excel hoặc google sheet. Nếu như bạn đang muốn đếm số lượng các ô đáp ứng 1 hay nhiều điều kiện khác nhau thì hàm countif, countifs đích thị là sinh ra để làm việc này cho bạn một cách tự động. Bài viết này sẽ khá dài và chi tiết, với mong muốn mang đến cho bạn 1 cuốn cẩm nang bách khoa toàn thư về ứng dụng hàm countif và countifs. Xcel sẽ luôn cập nhật những thông tin mới nhất, hữu ích nhất trong từng bài viết của mình để phục vụ các bạn nhé.
Hiểu nôm na, hàm countif chính là hàm kết hợp giữa hàm đếm count và hàm điều kiện ‘if’. Đếm số lượng ô đáp ứng 1 tiêu chí duy nhất sẽ dùng countif, đếm số lượng ô đáp ứng nhiều tiêu chí sẽ dùng countifs. Cùng xem chi tiết cú pháp và cách dùng 2 hàm này ngay bên dưới nhé.
=COUNTIF(Range; Criteria)
Trong đó:
=COUNTIFS (criteria_range1; criteria1; [criteria_range2; criteria2] …) Trong đó:
Lưu ý:
Hàm countif, countifs thường sẽ được ứng dụng để giúp bạn trong những trường hợp sau:
Nhìn xuống bảng phía dưới, giả sử bạn muốn đếm xem có bao nhiêu đơn hàng đã được thanh toán.
Với công thức: =countif(E1:E8;G2), hàm countif sẽ giúp bạn đếm trong vùng chọn từ E1:E8, có bao nhiêu ô chứa nội dung giống với ô tham chiếu G2 là “Đã thanh toán”. Kết quả sẽ ra là 4, tương tự với các đơn hàng “Chưa thanh toán”, kết quả sẽ ra là 3.
Vẫn từ bảng trên, nếu bạn muốn đếm số lượng đơn hàng chứa sản phẩm yến thô, đồng thời đã được thanh toán. Ở đây mình sẽ có 2 điều kiện song song để hàm đếm kết quả: điều kiện 1 là đếm trong dải ô B2:B8 có “yến thô”, điều kiện 2 là đếm trong dải ô E2:E8 có “Đã thanh toán”.
Có thể dùng ký tự đại diện: Dấu chấm hỏi (?) hoặc dấu sao (*) trong phần criteria - điều kiện của công thức hàm countif. Một dấu chấm hỏi (?) khớp với một ký tự đơn lẻ bất kỳ. Một dấu sao (*) khớp với 1 hoặc nhiều từ (chuỗi ký tự bất kỳ). Hãy cùng xem những ví dụ dưới đây cho dễ hiểu hơn nhé.
Phân tích một chút, những người tên Thư sẽ có kết thúc bằng chữ “Thư”, vậy ta sẽ dùng hàm countif để đếm những ô có kết thúc bằng chữ “Thư”: = countif(A1:A11;”*Thư”)
Kết quả sẽ là 3, bao gồm: Nguyễn Vũ Anh Thư, Đỗ Anh Thư và Nguyễn Đoàn Thư. Riêng tên Trần Thư Hoàn cũng có chữ “Thư” nhưng không nằm ở chữ cuối cùng nên không được đếm.
= countif(A1:A11;”*Huyền*”)
Kết quả sẽ là 2, bao gồm: Nguyễn Huyền Trang và Nguyễn Huyền Anh. Riêng Nguyễn Thị Thu Huyền thì chữ “Huyền” không nằm ở giữa nên không được đếm. 3.3. Đếm ô trong điều kiện so sánh lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng, hay đếm trong khoảng số cụ thể Đây cũng là 1 trong những ứng dụng hàm countif và countifs thường hay dùng đến ở 1 số lĩnh vực như quản lý kho hàng, quản lý điểm học sinh, sinh viên, quản lý review, đánh giá chất lượng... Trong 1 số file dữ liệu cụ thể, bạn sẽ cần đến việc đếm những ô khớp với điều kiện lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng 1 định mức nào đó. Ví dụ như, khi quản lý hàng tồn kho, số lượng tồn kho vượt mức cũng là vấn đề đáng lo ngại. Mỗi 1 loại sản phẩm, bạn sẽ đặt ra định mức tồn kho cho phép. Bạn cần biết được hiện tại ở cửa hàng đang có bao nhiêu mặt hàng đang bị nhiều hơn hoặc ít hơn lượng tồn kho cho phép để có kế hoạch đẩy hàng hoặc nhập hàng kịp thời. Giả sử trong bảng dữ liệu dưới đây, chúng ta cần đếm số lượng sản phẩm có tồn kho vượt mức 40. Áp dụng công thức hàm countif như sau: =countif(B20:B23;”>40”)
Kết quả thu được sẽ là 2 (đó là Yến tươi tồn kho 48, Hũ chưng sẵn tồn kho 70). Chắc chắn với từng độc giả của Xcel cũng đều đang có những bài toán khác nhau để xử lý, áp dụng hàm đếm điều kiện countif và countifs. Xcel sẽ cập nhật thêm nội dung về Những ứng dụng thực tế trong các công việc của hàm countif và countifs. Cùng chờ đợi nhé! [embed]https://www.youtube.com/watch?v=eSpGJM2RuQc[/embed]
Phản hồi của học viên